Dịch Vụ

Tư Vấn Trực Tuyến


Tư vấn bán hàng 1
(0909328855)


Tư vấn kỹ thuật 1
(0933268838)


Tư vấn kỹ thuật 2
(0286 2735739)


   Hotline  
(0909328855)

Tin Tức Cập Nhật



Lọc nước biển thành nước ngọt ở đảo Hòn Tằm
Ngày 16/5, Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển Nha Trang đã đưa ...

Hàng loạt cái chết đến từ một dòng sông
Ngày càng nhiều căn bệnh quái ác gieo tai họa đến cho ...

Châu Á khát trầm trọng
Tình trạng thiếu nước sẽ đe dọa 4 tỷ người, nếu các ...

Nước sạch cho một thế giới khoẻ mạnh
Chủ đề của ngày Nước thế giới năm nay (22-3) là: ...

Nỗi ám ảnh thiếu nước
Mỗi người đều phải có hành vi đúng với việc sử ...

Số Lượt Truy Cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday908
mod_vvisit_counterYesterday930
mod_vvisit_counterThis week6424
mod_vvisit_counterLast week6513
mod_vvisit_counterThis month24274
mod_vvisit_counterLast month26738
mod_vvisit_counterAll days643852

Hàng loạt cái chết đến từ một dòng sông


Ngày càng nhiều căn bệnh quái ác gieo tai họa đến cho người dân nơi đây. Tất cả đều là do nguồn nước từng dòng sông này.

Những căn bệnh cứ tiếp tục xuất hiện, con số tử vong vì ung thư càng ngày càng nhiều. Cuộc sống sinh hoạt của người dân xã Hoàng Tây (Kim Bảng, Hà Nam) đang bị đe dọa từng ngày vì mức độ ô nhiễm của con sông Nhuệ.

Không dám ăn cá sông

Anh Lê Văn Tuấn – Trạm trưởng Trạm y tế xã Hoàng Tây cho biết: “Kể từ ca tử vong đầu tiên được phát hiện do ung thư vào năm 2002 đến nay, xã đã có gần 40 ca tử vong do ung thư, người chết đa phần là nam giới, tuổi đời trung bình từ 40-55”.

Đặc biệt, trong vòng 2 năm trở lại đây, trên địa bàn xã, tỷ lệ người chết do ung thư tăng đột biến. Riêng năm 2007, số ca chết do bệnh này là 12 người, năm 2008 tăng thêm 5 người. Trong số những ca tử vong do ung thư thì thôn Yên Lão là nơi có tỷ lệ người chết cao nhất.


Sông Nhuệ ô nhiễm nặng.


Toàn xã có đến 95% số hộ dùng nước giếng khoan, 20% trong số này dùng nước để ăn, còn lại là để tắm rửa và vệ sinh chuồng trại. Người dân ở đây khoan giếng rất nông, độ sâu chỉ chừng 15-17m, không đảm bảo an toàn. Trong 10 giếng khoan thì có 3 giếng bị nhiễm độc tố. Theo ông Vũ Văn Yết – Cựu trưởng thôn xã Yên Lão thì muốn giếng an toàn phải đảm bảo độ sâu 40m. Nhưng hầu hết người dân nơi đây không chú trọng đến sự an toàn của nó, họ chỉ cần khoan đến khi thấy có nước thì thôi. Bởi với địa hình ở đây thì khoảng trên 10m toàn là cát nên nước sông Nhuệ vẫn ngấm vào bình thường.

Cuộc sống người dân bị ảnh hưởng rất nhiều, trồng được rau mà bán cũng không ai dám mua. Cá dưới nước bắt lên chặt bỏ đầu mà vẫn hôi không chịu được, người không dám ăn cho lợn ăn thì mắc bệnh đi ngoài. Có sáng bơm nước từ sông vào ao, đàn vịt đang đói ăn phải cá sông cũng bệnh rồi chết. Ông Vũ Văn Lễ, một người dân thôn Yên Lão nói: “Bây giờ có nước chảy liên tục còn đỡ, chứ vào mùa khô, khoảng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, người dân quê tôi thường phải sống chung với mùi hôi thối không sao chịu được. Có khi đứng cách xa hàng cây số vẫn còn thấy mùi”.

Thói quen hại sức khỏe

Hiện tại xã Hoàng Tây chưa có bãi đổ rác tập trung, vì thế người dân “vô tư” xả rác bừa bãi. Tại các ngã ba, ngã tư rồi mương máng, cầu cống… đâu đâu cũng thấy rác và xác động vật chết. Sự thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường cũng khiến sự sống của người dân luôn bị ảnh hưởng nhưng do thói quen, trình độ hạn chế nên bà con chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này.

Khi phát hiện nguồn nước nơi đây có “vấn đề”, nhiều cơ quan đã về đây lấy mẫu nước xét nghiệm. Nhưng rồi người dân cứ thế ngóng chờ kết quả trong sự vô vọng.

Trước tình hình này, năm 2000 Sở Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam đã xây dựng cho mỗi thôn một bể lọc nước trị giá hơn 500 triệu đồng. Đến năm 2006 công trình chính thức đi vào hoạt động. Nhưng đáng buồn thay, các trạm nước sạch trên chỉ hoạt động được vài tháng rồi bỏ hoang. Người dân thì cho rằng, nước chưa đạt tiêu chuẩn, còn chính quyền nói dân chê nước quá đắt nên không mua.


(sưu tầm từ Internet)